Quy định về chữ viết, chữ số và đơn vị tính sử dụng trong kế toán

Luật Kế toán là Bộ luật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành đặt ra với mục đích đảm bảo nghĩa vụ và quyền lợi tốt nhất cho doanh nghiệp. Việc tuân thủ các điều khoản được pháp luật quy định trong Luật Kế toán sẽ giúp cho doanh nghiệp không mắc phải những lỗi sai không đáng có và tránh được tình trạng bị xử phạt khi sai phạm. 

  1. Quy định về chữ viết, chữ số sử dụng trong kế toán: 

Theo quy định tại Điều 11 Luật Kế toán 2015 chữ viết, chữ số sử dụng trong kế toán như sau:  

Chữ viết sử dụng trong kế toán 

  • Chữ viết sử dụng trong kế toán là tiếng Việt.  

Trường hợp phải sử dụng tiếng nước ngoài trên chứng từ kế toán, sổ kế toán và báo cáo tài chính tại Việt Nam thì phải sử dụng đồng thời tiếng Việt và tiếng nước ngoài. Điều này nhằm đảm bảo tính minh bạch và sự hiểu rõ trong quá trình kiểm toán và xem xét các giao dịch kế toán, cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho các bên liên quan trong quá trình thẩm định thông tin tài chính của doanh nghiệp tại Việt Nam. 

Chữ số sử dụng trong kế toán 

  • Chữ số sử dụng trong kế toán là chữ số Ả-rập; sau chữ số hàng nghìn, hàng triệu, hàng tỷ phải đặt dấu chấm (.); khi còn ghi chữ số sau chữ số hàng đơn vị thì sau chữ số hàng đơn vị phải đặt dấu phẩy (,). 
  • Doanh nghiệp, chi nhánh của doanh nghiệp nước ngoài hoặc của tổ chức nước ngoài phải chuyển báo cáo tài chính về công ty mẹ, tổ chức ở nước ngoài hoặc sử dụng chung phần mềm quản lý, thanh toán giao dịch với công ty mẹ, tổ chức ở nước ngoài:  

+ Được sử dụng dấu phẩy (,) sau chữ số hàng nghìn, hàng triệu, hàng tỷ;  

+ Khi còn ghi chữ số sau chữ số hàng đơn vị thì sau chữ số hàng đơn vị được đặt dấu chấm (.) và phải chú thích trong tài liệu, sổ kế toán, báo cáo tài chính.  

Trong trường hợp này, báo cáo tài chính nộp cơ quan thuế, cơ quan thống kê và cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác phải thực hiện theo quy định chung, cụ thể:  

+ Sau chữ số hàng nghìn, hàng triệu, hàng tỷ phải đặt dấu chấm (.); 

+ Khi còn ghi chữ số sau chữ số hàng đơn vị thì sau chữ số hàng đơn vị phải đặt dấu phẩy (,). 

Ngoài ra, tại khoản 3 Điều 18 Luật Kế toán 2015 thì khi viết nội dung nghiệp vụ kinh tế, tài chính trên chứng từ kế toán phải dùng bút mực, số và chữ viết phải liên tục, không ngắt quãng, chỗ trống phải gạch chéo. 

  1. Quy định về đơn vị tính được sử dụng trong kế toán:  

Căn cứ Điều 10 Luật Kế toán 2015, đơn vị tính sử dụng trong kế toán được quy định như sau: 

  • Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toánlà Đồng Việt Nam, ký hiệu quốc gia là “đ”, ký hiệu quốc tế là “VND”. Trong trường hợp nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh bằng ngoại tệ, thì đơn vị kế toán phải ghi theo nguyên tệ và Đồng Việt Nam theo tỷ giá hối đoái thực tế, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác; đối với loại ngoại tệ không có tỷ giá hối đoái với Đồng Việt Nam thì phải quy đổi thông qua một loại ngoại tệ có tỷ giá hối đoái với Đồng Việt Nam. 

Đơn vị kế toán chủ yếu thu, chi bằng một loại ngoại tệ thì được tự lựa chọn loại ngoại tệ đó làm đơn vị tiền tệ để kế toán, chịu trách nhiệm trước pháp luật và thông báo cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp. Khi lập báo cáo tài chính sử dụng tại Việt Nam, đơn vị kế toán phải quy đổi ra Đồng Việt Nam theo tỷ giá hối đoái thực tế, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. 

  • Đơn vị hiện vật và đơn vị thời gian lao động sử dụng trong kế toánlà đơn vị đo pháp định của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; trường hợp đơn vị kế toán sử dụng đơn vị đo khác thì phải quy đổi ra đơn vị đo pháp định của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. 
  • Đơn vị kế toán được làm tròn số, sử dụng đơn vị tính rút gọn khi lập hoặc công khai báo cáo tài chính. 

Theo hướng dẫn tại Điều 4 Nghị định 174/2016/NĐ-CP, quy định như sau: 

  • Đơn vị tiền tệ sử dụng kế toán là Đồng Việt Nam, ký hiệu quốc gia là "đ", ký hiệu quốc tế là "VND". Trường hợp nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh bằng ngoại tệ, đơn vị kế toán phải đồng thời theo dõi nguyên tệ và quy đổi ra Đồng Việt Nam để ghi sổ kế toán trừ trường hợp pháp luật có quy định khác; đối với loại ngoại tệ không có tỷ giá hối đoái với Đồng Việt Nam thì phải quy đổi thông qua một loại ngoại tệ khác có tỷ giá hối đoái với Đồng Việt Nam và ngoại tệ cần quy đổi. 

Đơn vị kế toán có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh chủ yếu bằng một loại ngoại tệ thì được tự lựa chọn loại ngoại tệ đó làm đơn vị tiền tệ trong kế toán, chịu trách nhiệm về lựa chọn đó trước pháp luật và thông báo cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp. Tỷ giá quy đổi ngoại tệ ra đơn vị tiền tệ trong kế toán và chuyển đổi báo cáo tài chính lập bằng ngoại tệ sang Đồng Việt Nam được thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. 

  •  Đơn vị kế toán trong lĩnh vực kế toán nhà nước khi phát sinh các khoản thu, chi ngân sách nhà nước bằng ngoại tệ phải quy đổi ra đồng Việt Nam theo quy định của Luật ngân sách nhà nước
  • Các đơn vị hiện vật và đơn vị thời gian lao động sử dụng trong kế toán bao gồm tấn, tạ, yến, kilôgam, mét vuông, mét khối, ngày công, giờ công và các đơn vị đo lường khác theo quy định của pháp luật về đo lường. 
  • Đơn vị kế toán trong lĩnh vực kinh doanh khi lập báo cáo tài chính tổng hợp, báo cáo tài chính hợp nhất từ báo cáo tài chính của các công ty con, đơn vị kế toán trực thuộc hoặc đơn vị kế toán cấp trên trong lĩnh vực kế toán nhà nước khi lập báo cáo tài chính tổng hợp, báo cáo tổng quyết toán ngân sách năm từ báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán ngân sách của các đơn vị cấp dưới như sau: 

Nếu có ít nhất 1 chỉ tiêu trên báo cáo có từ 9 chữ số trở lên thì được sử dụng đơn vị tiền tệ rút gọn là nghìn đồng (1.000 đồng). 

Nếu có từ 12 chữ số trở lên thì được sử dụng đơn vị tiền tệ rút gọn là triệu đồng (1.000.000 đồng). 

Nếu có từ 15 chữ số trở lên thì được sử dụng đơn vị tiền tệ rút gọn là tỷ đồng (1.000.000.000 đồng). 

  • Đơn vị kế toán khi công khai báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán ngân sách được sử dụng đơn vị tiền tệ rút gọn theo quy định tại khoản 4 Điều này. 
  • Khi sử dụng đơn vị tiền tệ rút gọn, đơn vị kế toán được làm tròn số bằng cách: Chữ số sau chữ số đơn vị tiền tệ rút gọn nếu bằng 5 trở lên thì được tăng thêm 1 đơn vị; nếu nhỏ hơn 5 thì không tính.  

Như vậy, Theo quy định nêu trên thì đơn vị kế toán trong lĩnh vực kinh doanh khi lập báo cáo tài chính tổng hợp, báo cáo tài chính hợp nhất từ báo cáo tài chính của các công ty con nếu có ít nhất 1 chỉ tiêu trên báo cáo có từ 9 chữ số trở lên thì được sử dụng đơn vị tiền tệ rút gọn là nghìn đồng (1.000 đồng), có từ 12 chữ số trở lên thì được sử dụng đơn vị tiền tệ rút gọn là triệu đồng (1.000.000 đồng), có từ 15 chữ số trở lên thì được sử dụng đơn vị tiền tệ rút gọn là tỷ đồng (1.000.000.000 đồng). 

Việc áp dụng các đơn vị tiền tệ rút gọn như vậy giúp giảm sự phức tạp trong việc xử lý các số liệu tài chính, đồng thời giúp người đọc báo cáo tài chính dễ dàng hơn khi hiểu và so sánh các con số. Quy định này là một phần quan trọng của quá trình chuẩn bị và báo cáo tài chính, nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn cho việc quản lý tài chính và kiểm toán. 

Những quy định này đảm bảo tính chính xác và tuân thủ trong kế toán và báo cáo tài chính của các tổ chức và doanh nghiệp tại Việt Nam. 

Trên đây là những nội dung và quy định của pháp luật Đại Lý Thuế Trương Gia lưu ý đến Qúy Doanh nghiệp về chữ viết, chữ số và đơn vị tính sử dụng trong kế toán. Nếu có bất kỳ vướng mắc cần được giải đáp và làm rõ hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất!  

ĐẠI LÝ THUẾ TRƯƠNG GIA 

“CẦU NỐI TUYỆT VỜI GIỮA CỘNG ĐỒNG DOANH NGHIỆP VÀ CƠ QUAN THUẾ” 

CÁC BÀI VIẾT KHÁC
Kịp thời gia hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô sản xuất hoặc lắp ráp trong nước - Nghị định 109/2020/NĐ-CP
Lễ kỷ niệm Ngày Doanh nhân Việt Nam lần thứ XVI năm 2020
Thời gian bắt buộc sử dụng hóa đơn điện tử
Cục Thuế TP. HCM cảnh báo: Hóa đơn điện tử cũng bị làm giả!!!
Đăng Ký