Cần Bạn Quan Tâm!!! Tiền Lương Ngừng Việc Có Phải Đóng BHXH Không?

Để đảm bảo phòng, chống dịch Covid-19 trong tình hình dịch diễn biến phức tạp hiện nay, có không ít doanh nghiệp phải cho người lao động ngừng việc và trả lương ngừng việc cho họ. Vậy, tiền lương ngừng việc có phải đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) không?

Đây là câu hỏi chung của rất nhiều chủ doanh nghiệp và nhân viên công ty. Cùng Trương Gia tìm hiểu về vấn đề này nhé!

1. Lương ngừng việc là gì?

Lương ngừng việc là tiền lương trả cho người lao động khi họ không làm việc mà không phải do lỗi của hộ. Các lỗi dẫn đến ngừng việc của người lao động được trả lương ngừng việc đến từ lỗi của người sử dụng lao động, lỗi của người lao động khác và đến từ nguyên nhân khách quan.

2. Các đối tượng được nhận lương ngừng việc và Các khoản tiền người lao động được nhận khi nghỉ việc 2021

Tiền lương ngừng việc cũng là một trong những vấn đề được người lao động quan tâm. Nhất là khi dịch bệnh kéo dài làm ảnh hưởng đến cuộc sống, công việc của người lao động. Có không ít người phải tạm ngừng việc bởi lý do này.

Các đối tượng được nhận lương ngừng việc

3. Người lao động được nghỉ làm do dịch bệnh:

Tại khoản 3, Điều 99 Bộ luật Lao động 2019 có quy định:

“3. Nếu vì sự cố về điện, nước mà không do lỗi của người sử dụng lao động hoặc do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, địch họa, di dời địa điểm hoạt động theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc vì lý do kinh tế thì hai bên thỏa thuận về tiền lương ngừng….”

Do đó, nếu vì lý do dịch bệnh nguy hiểm mà người lao động phải ngừng việc thì sẽ được hưởng tiền lương ngừng việc. Ngoài ra, theo Công văn 264/QHLĐTL-TL cũng có quy định cụ thể về các trường hợp được hưởng tiền lương ngừng việc do dịch bệnh Covid-19 như sau:

Đối với trường hợp người lao động phải ngừng việc do tác động trực tiếp của dịch Covid-19 như:

(i) Người lao động phải ngừng việc trong thời gian thực hiện cách ly theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền;

(ii) Người lao động phải ngừng việc do nơi làm việc hoặc nơi cư trú bị phong tỏa theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền;

(iii) Người lao động phải ngừng việc do doanh nghiệp hoặc bộ phận doanh nghiệp phải tạm dừng hoạt động để phòng, chống dịch bệnh theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền;

(iv) Người lao động phải ngừng việc do doanh nghiệp hoặc bộ phận doanh nghiệp không hoạt động được vì chủ sử dụng lao động hoặc những người lao động khác cùng doanh nghiệp, bộ phận doanh nghiệp đó đang trong thời gian phải cách ly hoặc chưa quay trở lại doanh nghiệp làm việc.

4. Cách tính tiền lương ngừng việc cho người lao động thế nào?

Theo quy định tại khoản 3 Điều 99 Bộ luật Lao động 2019, nếu vì sự cố về điện, nước mà không do lỗi của người sử dụng lao động hoặc do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, địch họa, di dời địa điểm hoạt động theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc vì lý do kinh tế thì hai bên vẫn được thỏa thuận về tiền lương ngừng việc.

Cụ thể:

- Trường hợp ngừng việc từ 14 ngày làm việc trở xuống thì tiền lương ngừng việc được thỏa thuận không thấp hơn mức lương tối thiểu;

- Trường hợp phải ngừng việc trên 14 ngày làm việc thì tiền lương ngừng việc do hai bên thỏa thuận nhưng phải bảo đảm tiền lương ngừng việc trong 14 ngày đầu tiên không thấp hơn mức lương tối thiểu.

Theo đó, người lao động chỉ được đảm bảo tiền lương không thấp hơn lương tối thiểu trong 14 ngày đầu ngừng việc hoặc ngừng việc dưới 14 ngày. Nếu phải ngừng việc trên 14 ngày thì không bắt buộc người sử dụng lao động phải trả lương cho người lao động ít nhất bằng lương tối thiểu vùng.

Mức lương tối thiểu vùngĐịa bàn áp dụng
4.420.000 đồng/thángDoanh nghiệp thuộc vùng I
3.920.000 đồng/thángDoanh nghiệp thuộc vùng II
3.430.000 đồng/thángDoanh nghiệp thuộc vùng III
3.070.000 đồng/thángDoanh nghiệp thuộc vùng IV

Như vậy, trường hợp công ty bạn phải tạm dừng hoạt động do ảnh hưởng dịch Covid-19 thì vẫn phải thanh toán tiền lương ngừng việc cho người lao động như đã nêu trên.

Như vậy, trường hợp công ty bạn phải tạm dừng hoạt động do ảnh hưởng dịch Covid-19 thì vẫn phải thanh toán tiền lương ngừng việc cho người lao động như đã nêu trên.

Hiện nay, để giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn trong dịch Covid-19, Nhà nước ta đã có nhiều chính sách hỗ trợ, trong đó hỗ trợ cho doanh nghiệp vay trả lương ngừng việc cho nhân viên với lãi suất 0%. Mức cho vay tối đa bằng mức lương tối thiểu vùng đối với số người lao động theo thời gian trả lương ngừng việc thực tế tối đa 03 tháng.

5. Tiền lương ngừng việc có phải đóng bảo hiểm xã hội không?

Để đảm bảo phòng, chống dịch Covid-19 trong tình hình dịch diễn biến phức tạp hiện nay, có không ít doanh nghiệp phải cho người lao động ngừng việc và trả lương ngừng việc cho họ. Vậy, tiền lương ngừng việc có phải đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) không?

Tại khoản 6 Điều 30 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH về tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc quy định:

6. Trong thời gian người lao động ngừng việc theo quy định của pháp luật về lao động mà vẫn được hưởng tiền lương thì người lao động và người sử dụng lao động thực hiện đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc theo mức tiền lương người lao động được hưởng trong thời gian ngừng việc.

Như vậy, theo quy định trên, khi nhân viên công ty bạn ngừng làm việc và được trả lương ngừng việc thì vẫn phải thực hiện đóng Bảo hiểm xã hội theo mức tiền lương được hưởng trong thời gian ngừng việc.

Về hỗ trợ doanh nghiệp gặp khó khăn do Covid-19, theo Nghị quyết 68/NQ-CP, doanh nghiệp khi đáp ứng điều kiện nhận hỗ trợ sẽ được giảm mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và được tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí, tử tuất. Nguồn tham khảo: https://hieuluat.vn/

CÁC BÀI VIẾT KHÁC
Kịp thời gia hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô sản xuất hoặc lắp ráp trong nước - Nghị định 109/2020/NĐ-CP
Lễ kỷ niệm Ngày Doanh nhân Việt Nam lần thứ XVI năm 2020
Thời gian bắt buộc sử dụng hóa đơn điện tử
Cục Thuế TP. HCM cảnh báo: Hóa đơn điện tử cũng bị làm giả!!!
Đăng Ký